Theo nghiên cứu của Bloomberg NEF, giá pin ô tô điện chiếm đến hơn một nửa (57%) chi phí sản xuất một chiếc xe.
Và cũng theo Bloomberg NEF, năm 2010, pin xe điện có giá trung bình khoảng 1.191 USD (tương đương với hơn 29 triệu đồng theo tỷ giá hiện nay) trên mỗi kWh, đến năm 2020 giá pin dao động quanh mức 137 USD/kWh (tương đương với khoảng 3,5 triệu đồng/kWh theo tỷ giá hiện nay) nhưng đang có xu hướng giảm.
Chi phí pin chiếm tỷ trọng đến 30% giá thành xe và hơn 50% chi phí sản xuất cũng dễ hiểu vì bộ pin chính là “trái tim năng lượng” của ô tô điện.
Giá pin ô tô điện phụ thuộc vào công suất vận hành (kWh), phạm vi hoạt động và mức công suất của động cơ. Vì vậy, pin có tuổi thọ càng cao, dung lượng lớn, quãng đường di chuyển dài thì chi phí lại bị đẩy lên theo. Trong khi, đại đa số các loại xe ô tô điện hiện nay đều đang sử dụng pin lithium-ion, loại pin sạc cung cấp mật độ năng lượng tốt nhất (khoảng 150Wh/kg).
Chính vì sự đắt đỏ của pin nên xe điện sử dụng đến lúc phải thay pin thì chi phí cực khủng. Ví dụ, mẫu Tesla Model 3 có mức giá bán khởi điểm khoảng 45.000 USD nhưng chỉ riêng pin đã có giá 15.800 USD (pin chiếm 35% giá trị xe mới).
Lý do pin ô tô điện đắt do vật liệu nên khi xe cũ phải thay pin thì sẽ xảy ra pin vẫn nguyên giá trị còn xe thì lại bị khấu hao.
Pin lại chưa có sản phẩm OEM (nhà sản xuất phụ tùng gốc) như các vật tư, phụ tùng khác để khi thay thế có giá trị tương ứng với khấu hao xe mà vẫn đảm bảo các tính năng kỹ thuật như yêu cầu.
Hy vọng trong tương lai pin ô tô điện sẽ bớt đắt đỏ và có thêm lựa chọn thay thế như các phụ tùng OEM khác.
Để lại bình luận của bạn