Động cơ xe ô tô hoạt động hiệu quả và bền hay không phụ thuộc rất nhiều vào dầu nhớt/dầu máy. Không có loại dầu tốt nhất nhưng phải có lựa chọn đúng mới tránh được hậu quả cho động cơ.

Thực tế, các nhà sản xuất ô tô không trực tiếp sản xuất dầu nhớt mà đặt từ các nhà máy OEM và họ có thể thay đổi nhà sản xuất mỗi năm.

Dầu nhớt được phân loại theo theo cấp độ nhớt (SAE), theo tính năng của dầu nhớt (API) hay theo công dụng mà nhà sản xuất công bố như: dầu đơn cấp, dầu đa cấp, dầu tổng hợp...

Cấp độ nhớt SAE ký hiệu như SAE 10W-30, 15W-40 và 20W-50, SAE 0W-40... và chữ số đứng trước ký tự “W” chỉ khoảng nhiệt động cơ có thể khởi động, nhưng khí hậu như ở Việt Nam thì không cần quan tâm tới thông số này. Ký tự “W” là chỉ số quan trọng. Chỉ số này càng lớn thì dầu càng đặc, càng nhỏ thì dầu càng loãng.

cap-do-nhot-sae

Cấp tính năng API bao gồm 2 chữ cái, bắt đầu với S - Service (động cơ xăng), C - Commercial (động cơ diesel). Chữ cái thứ 2 chỉ tiêu chuẩn chất lượng của dầu nhớt xếp theo bảng chữ cái. Theo đó, chữ cái thứ 2 càng về cuối bảng thì chất lượng càng tốt (SE tốt hơn SF). Cũng có loại dầu nhớt đáp ứng tiêu chuẩn cho cả động cơ xăng và động cơ diesel, ký hiệu đôi, ví dụ SL/CF.

API cho động cơ chạy xăng là SA, SB, SC, SE, SF, SG,… SN. API cho động cơ Diesel ký hiệu là CA, CB, CC, CD… Chữ cái thứ 2 cũng dùng để phân biệt các cấp và chất lượng xếp theo thứ tự từ thấp đến cao theo A,B,C... Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM.

api-oil

Dầu của các hãng xe cơ bản dùng phẩm cấp tiêu chuẩn nên các nhà sản xuất dầu nhớt đã “lách qua khe cửa hẹp” bằng cách đưa ra các phẩm cấp cao hơn để khuyến khích chủ xe thay thế.

Dầu phẩm cấp cao thì tuổi thọ dầu dài hơn, việc này giúp giảm chi phí nhân công, thời gian đưa xe vào xưởng. Bên cạnh đó, còn giảm ô nhiễm môi trường (ít dầu thải), tăng hiệu quả cho động cơ như động cơ được mát hơn, tiết kiệm nhiên liệu.

Xe ô tô cao cấp nên lựa chọn các cấp chất lượng cao cho xe động cơ xăng như SM hay SN và cho động cơ diesel như CH-4 hay CI-4.