Hiện nay tại thị trường Việt Nam có khá nhiều công ty bán máy kiểm tra ô tô hoặc còn gọi là máy kiểm tra hộp đen. Tên gọi chuẩn của các thiết bị này là ‘Scanner và diagnostic – Máy chẩn đoán”.

Với các công nghệ hiện nay hầu hết các hãng đều sử dụng thiết bị này. Tùy theo mỗi hãng thì có tên gọi khác nhau: Toyota là Intelligent tester - IT II, Nissan là consult II, Volkswagen là VAS… Về công dụng, cơ bản là giống nhau, đều có các chức năng kiểm tra, xác định hư hỏng trong hệ thống điều khiển, lập trình, xóa bỏ…

Thực tế các hãng sản xuất ô tô không trực tiếp sản xuất các thiết bị này mà do các nhà OEM sản xuất.

Ví dụ: Denso sản xuất cho Toyota. Theo những cam kết mà đến giờ các hãng sản xuất và nhà sản xuất ô tô đã thỏa thuận. Các hãng này có thể sẵn có thẻ cung cấp ra thị trường các thiết bị có một phần cá biệt gần giống 100% các chức năng như của các hãng. Nhu cầu ngày càng nhiều và công nghệ ngày càng phổ biến dẫn đến một thị trường tiềm năng cho các thiết bị này. Do có rất nhiều nhà cung cấp thiết bị nghiên cứu sản xuất các thiết bị này từ năm 1990 trở lại đây, các nhà sản xuất ô tô đi đến một thống nhất dùng chuẩn chung cho các xe sản xuất ra, đó là chuẩn ODB.

may-chan-doan-o-to

Đây là lý do các nhà sản xuất thiết bị tham gia sâu vào thị trường. Tuy nhiên do các quy định của các hãng ô tô mà các thiết bị này có một số chức năng trong việc can thiệp vào các thiết bị an toàn, chống trộm xe, lẫy tung chìa khóa, nhận diện thiết bị hạn chế. Thực tế trên thị trường Việt Nam tồn tại một số thiết bị: Launch, Auto Boss, Autel (Trung Quốc), Nextext, GID (Hàn Quốc), Basch (Đức), Denso (Nhật) và một số các hãng khác.

Các thiết bị trên góp phần vào việc chẩn đoán cho các xưởng và hỗ trợ khá nhiều cho kỹ thuật viên nhưng nó không phải là thiết bị chữa bách bệnh như giới thiệu mà nhiều người lầm tưởng.

Để sử dụng có hiệu quả, các đơn vị cần lưu ý kiểm tra các hạn chế đó.

may-chan-doan-o-to