Trước mỗi chuyến đi xa, đặc biệt những cung đường ngoằn nghèo, đèo dốc thì các bác tài nên đưa xe đến xưởng kiểm tra, bảo dưỡng để đảm bảo các thiết bị của xe có trạng thái tốt nhất.

Tuy nhiên, việc lái xe lên đèo hay xuống đèo, đường hẹp và ngoằn nghèo rất cần đến các kỹ năng xử lý và cách sử dụng các thiết bị trên xe để kiểm soát được tình huống bất thường.

Khi lên đèo, nhất là ở những cung đường hẹp, dốc cao thì cần di chuyển với tốc độ chậm, ổn định. Trong trường hợp này, nếu bạn đi xe số sàn (MT), nên để ở vị trí số thấp (1, 2, 3) vì như thế sẽ duy trì được lực kéo từ động cơ nhưng lại kiểm soát được tốc độ.

Đối với xe sử dụng số tự động (AT, CVT hay DCT) thì chỉ cần để cần số ở vị trí D hoặc để ở vị trí 1,2 hoặc L. Tuy nhiên, nguyên lý hộp số tự động, tùy theo tính toán đo được từ các cảm biến hộp số sẽ tự chuyển về số thích hợp nên cũng có thể lựa chọn, chuyển về một vị trí số và tập trung vào lái xe.

kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo-doc

Khi xuống đèo, trọng lực và lực quán tính cũng có thể “đẩy” xe đi nhanh hơn dự kiến. Vì thế, theo quán tính tự nhiên, rất nhiều lái xe cũng “auto” rà phanh khi xuống dốc, đổ dốc để ghìm tốc độ xe lại.

Việc rà phanh liên tục có thể gây quá nhiệt tại má phanh, đĩa phanh và thậm chí có thể gây quá tải trên hệ thống phanh, làm cháy má phanh, sôi dầu phanh khiến hệ thống phanh mất tác dụng tạm thời, gây ra nguy hiểm. Do vậy, khi sử dụng “phanh” từ chế độ vận hành hộp số như nêu trên, hãy chỉ phanh khi cần thiết để tránh những nguy hại.

Cho nên, để tăng thêm tính an toàn khi vận hành xe trên các cung đường đèo dốc, ngoằn nghèo thì lái xe cần có kỹ năng lái xe đèo dốc và biết kết hợp với việc sử dụng hộp số đúng kỹ thuật.

kinh-nghiem-lai-xe-duong-deo-doc