Zingxe đã có một số bài về đề tài “mua xe cũ” và trong đó đề cập đến “tâm sinh lý” khi đi mua xe ô tô cũ cũng như việc “chọn cho được người tình” ưng ý...
Tâm lý người mua xe cũ thường tham khảo, nghe ngóng từ rất nhiều nguồn tin và cuối cùng sẽ chốt ở người tư vấn quen biết, tin cậy và có chuyên môn.
Tuy nhiên, các thức “vòng vo” này cũng làm khó cho người tư vấn. Thứ nhất, khi đã có trong tay một mớ thông tin từ hãng xe, kiểu xe, vận hành, độ bền... và người tư vấn phải lọc từ “mớ” này ra để làm thỏa mãn những tiêu chí “giá vừa, chạy tốt, ăn ít và dáng phải đẹp” không phải dễ dàng, dễ chịu tý nào?
Nếu người tư vấn là dân bán xe mới thì về cơ bản, xe cũ họ không có nhiều thông tin và nếu có cũng chỉ các thông tin sơ sài vì hầu như đội bán xe mới đều là dân không chuyên, được đào tạo sản phẩm để đủ giới thiệu và trải nghiệm cũng chỉ có gói gọn trong những hãng xe, mẫu xe đã từng bán. Về cơ bản, tính hữu dụng và các tiêu chí kỹ thuật của một chiếc xe cụ thể không có nhiều? Khi hỏi họ tư vấn, họ sẽ dựa trên các thông tin đang bày sẵn để
Nếu người tư vấn là dân bán xe cũ, thông tin sẽ nhiều hơn, kinh nghiệm thực chiến khi mua xe cũ cũng sẽ giúp cho họ có các thông tin sát với thực tế. Nhưng nếu trong hồ sơ có quá nhiều thông tin thì họ cũng sẽ đưa ra ý kiến quanh những chiếc xe mà chính bạn đã chọn?
Và chính những thông tin đã tự mày mò, tìm hiểu và chọn khi thấy mẫu xe có nhiều người quan tâm hay được sử dụng phổ biến đã vô hình chung “trói” lại các khả năng của các mẫu xe khác có khi nhiều ưu điểm hơn?
Số đông sẽ khó có những ưu điểm về giá, về đời xe và công nghệ nhưng sở thích đặt vấn đề cho xe cũ thì cần phải có những trải nghiệm sử dụng nhiều mẫu xe, nếu không sẽ rơi vào cái bẫy “cảm xúc” rất lãng phí về chi phí, sử dụng kém hiệu quả khi mua chiếc ô tô cũ?
(Bài tiếp theo: Nên bắt đầu mua xe ô tô cũ từ đâu).
Để lại bình luận của bạn