Dầu nhớt động cơ ô tô là một trong những vật liệu quan trọng góp phần tăng độ bền và tuổi thọ của động cơ.
Trên lý thuyết, các hãng sản xuất động cơ nói riêng và ô tô nói chung khi thiết kế động cơ họ tính toán đến sức bền của mọi chi tiết để quá trình hoạt động của động cơ không làm hư hỏng một hoặc nhiều chi tiết. Bởi một chi tiết trong động cơ hư hỏng thì cả chiếc động cơ đó sẽ không hoạt động được.
Động cơ có hàng trăm chi tiết, làm việc trong điều kiện hết sức khắc nghiệt như ma sát lớn, nhiệt độ cao, áp xuất lớn…
Các chi tiết phụ tùng đều được làm bằng vật liệu kim loại thế nên để các thiết bị này giảm đi ma sát cần phải có dầu bôi trơn, nước làm mát để giải nhiệt đảm bảo các chi tiết không bị quá nhiệt dẫn đến giãn nở.
Tuy nhiên, các nhà sản xuất động cơ thường sẽ đưa ra các phẩm cấp dầu tiêu chuẩn, tức là đáp ứng được hết các tiêu chí kỹ thuật nhưng chưa phải là loại có khả năng bôi trơn, tản nhiệt tốt nhất.
Dầu bôi trơn được chưng cất từ dầu mỏ và chất lượng phụ thuộc vào dầu gốc khoáng hay dầu gốc tổng hợp? Mặc dù vậy, chất lượng và giá thành dầu bôi trơn còn phụ thuộc vào phụ gia nên tỷ lệ phụ gia trong dầu sẽ quyết định đến khả năng bôi trơn, giảm ma sát và giải nhiệt.
Các hãng ô tô thông thường sẽ lựa chọn dầu gốc khoáng và phụ gia tiêu chuẩn nên vì thế, nếu muốn động cơ “đã trơn lại còn khỏe” thì có thể chọn các loại dầu gốc tổng hợp và có tỷ lệ phụ gia trong dầu cao hơn.
Sử dụng dầu cao cấp có thể kéo dài thời gian của mỗi lần thay, ngoài việc tăng độ bền, độ êm của động cơ còn giảm thời gian ra vào xưởng, chi phí nhân công thay dầu.
Để lại bình luận của bạn