Còi xe được phát minh đầu thế kỉ XIX khi những chiếc xe chạy bằng hơi nước đã bắt đầu phổ biến tại Anh Quốc. Khi đó, để bảo vệ an toàn cho khách bộ hành và động vật, một đạo luật về còi đã được ban hành “xe cộ vận hành trên đường phố cần có người dẫn đường đi bộ phía trước để phất cờ và thổi còi báo hiệu”.

Thời điểm đó, thiết bị này gây ồn ào trên đường phố nhưng so với tiếng va đập móng ngựa và tiếng nảy vành xe trên sỏi đá, chuông xe vẫn tỏ ra yên ắng hơn nhiều.

Kể từ đó, kỷ nguyên còi ra đời. Không có chiếc ô tô nào có thể thiếu còi và người ta sáng tạo ra đủ thứ còi với âm thanh khác nhau, vang xa có khi đến hàng dặm.

khi-nao-duoc-bop-coi-o-to

Sự phiền nhiễu của còi ngày càng tăng khi mà ô tô phát triển và người ra đã nghĩ ra luật để tiết chế sử dụng thiết bị gây ồn này.

Theo quy định hiện hành, ở các thành phố nghiêm cấm bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ.

Vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi trong đô thị và khu đông dân cư.

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe bấm còi liên tục.

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe lắp đặt, sử dụng còi vượt quá âm lượng theo quy định và phải thay thế còi về đúng tiêu chuẩn.

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe không có còi hoặc có nhưng còi không có tác dụng.

Vì vậy, các bác tài muốn bóp còi phải lưu ý các quy định để không bị xử phạt hành chính.

khi-nao-duoc-bop-coi-o-to