Động cơ xe ô tô phát sinh một lượng nhiệt lớn khi đốt cháy nhiên liệu để sinh công. Hơn nữa, động cơ được đặt trong khoang chật hẹp, kín nên khí đối lưu tự nhiên không đủ để tản nhiệt. Việc này dẫn đến hao tổn công suất, tốn nhiên liệu và hao mòn nhanh.

Để khắc phục điều này, các kỹ sư đã tìm ra giải pháp tản nhiệt cưỡng bức bằng nước và quạt gió. Hai bộ phận này sẽ đảm bảo cho động cơ được làm mát tối ưu.

Nước làm mát đóng vai trò đặc biệt quan trọng như “người vận chuyển nhiệt” từ động cơ ra ngoài, vì thế trong suốt hàng thế kỷ kỷ nguyên của ô tô các kỹ sư đã không ngừng tìm tòi các giải pháp giải nhiệt cho nước làm mát.

Đến nay, nước làm mát ô tô đã được phân ra theo các chỉ số; đóng cặn, chống đông và nhiệt độ sôi. Bên cạnh đó, chúng cũng được phân biệt sự khác nhau thông qua 4 màu sắc xanh lá, đỏ, xanh đậm và hồng.

Nước làm mát ô tô màu xanh lá và đỏ (LLC - Long Life Coolant). Nước làm mát ô tô màu xanh đậm và hồng (SLLC - Super Long Life Coolant) đều sử dụng công nghệ phụ gia vô cơ (IAT – Inorganic Additive Technology) và hai loại này có thể đổ thẳng vào két nước mà không cần pha.

Nước làm mát ô tô màu đỏ, sử dụng công nghệ axit hữu cơ (OAT – Organic Cai Technology), thường phải pha với nước tinh khiết theo tỷ lệ 50:50 mới có thể sử dụng.

nuoc-lam-mat-mau-do

Nước màu xanh lá hay xanh đậm thay sau 2 năm hay 100.000 km còn nước làm mát màu đỏ thay sau 5 năm hay 150.000 km.

nuoc-lam-mat-mau-xanh

Nước làm mát ô tô bày bán trên thị trường có đủ các màu, thậm chí màu rất đẹp nhưng có thể không có tác dụng giải nhiệt, do vậy, tốt nhất là đưa xe đến xưởng uy tín để thay nước làm mát khi đến định kỳ.

Tuy nhiên, trên xe vẫn nên có một bình nước làm mát để có thể châm thêm trước mỗi chuyến đi xa hay sau mỗi lần xe chạy cung đường dài.