Ra đường nhìn thấy xe ô tô ngược xuôi nườm nượp và thấy chỗ nào cũng tắc thì hầu hết đều chép miệng, lắc đầu “ô tô thế này bảo sao chả tắc chứ”.
Thế là các thứ, cái gỉ gì gi cũng táng “tội cho xe hơi tất”.
Còn thực ra thì xe hơi ở ta rất ít. Cả nước ta, tổng đầu xe lưu hành thực tế chỉ bằng số xe của thủ đô Băng Cốc, Thái Lan và bằng hơn một nửa của thủ đô Tokyo của Nhật Bản.
Trong khi Băng Cốc chỉ có diện tích bằng 1/2 Hà Nội và số dân tương đương (tính cả vãng lai), còn Tokyo thì diện tích nhỉnh hơn chút, bằng 2/3 Hà Nội, dân số thủ đô tương đương nhưng tính thêm khu lân cận, thì số lượng xe hơi rất khủng khiếp.
Câu chuyện xe và giao thông thì nhà nước chắc sẽ có giải pháp để giao thông lưu hành thuận tiện và người dân cũng được nâng cao chất lượng cuộc sống qua phương tiện xe hơi.
Còn về nghề nghiệp ngành nghề này? Hình như xã hội chưa đánh giá một cách đúng mức nghề này thì phải? Thợ sửa chữa ô tô có vẻ như vẫn ở chiếu dưới các nghề cổ cồn áo trắng?
Ở nước ngoài, các nước tiên tiến, lương thợ sửa chữa ô tô chỉ sau mỗi bác sỹ vì thợ ô tô cũng là một bác sỹ đấy chứ?
Bác sỹ hay làm thợ, khác biệt với học đại học hay cao hơn nữa là kỹ năng và sự sáng tạo thực tế. Học bác sỹ không đi buồng, không bắt đầu từ lấy ven, rửa vết thương thì mài đũng quần mấy lượt cũng chỉ khám cho... mèo. Học ô tô nhiều năm, nhiều bằng cũng không bằng một vài năm mài lưng... lộn gầm.
Giờ các nước như Nhật, Đức... đang nóng về nhân lực sửa chữa ô tô. Họ sang Việt Nam tìm kiếm nhưng rất tiếc, mỗi khoá đào tạo ra họ chỉ lấy được mấy người? Lý do cơ bản là kỹ năng, ý thức, sức khoẻ, ngoại ngữ...
Vài năm nữa, xe hơi thay thế xe máy đang từ 4.5 triệu như hiện nay lên 6 triệu xe thì lấy đâu ra thợ mà làm? ... Vậy sao thợ ô tô lại phải đi xuất khẩu nhỉ?
Để lại bình luận của bạn