Dầu nhớt chia làm hai loại theo cách chưng cất. Đa cấp và đơn cấp.

Dầu đa cấp có thêm thành phần Polymer làm cho độ nhớt thỏa mãn được ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.

Dầu đơn cấp: theo phân loại SAE có ký hiệu là SAE 40; SAE 50… thường được dùng cho các loại động cơ 2 kỳ, máy nông nghiệp, công nghiệp...

Dầu đa cấp: theo phân loại SAE có ký hiệu là SAE 5W30; 10W30… thường được dùng cho tất cả các loại động cơ, thiết bị trong cả mùa đông và mùa hè.

Thành phần dầu nhớt động cơ

Dầu gốc dầu thu được sau quá trình điều chế, xử lý tổng hợp bằng các phương pháp vật lý và hóa học, chiếm 75%- 80% trọng lượng, còn các chất phụ gia tuy chỉ chiếm thành phần nhỏ, nhưng quyết định sự khác nhau về chất lượng dầu nhớt.

dau-nhot

Dựa vào thành phần của dầu gốc, chúng ta có thể chia dầu nhớt thành 3 loại:

Dầu khoáng: có thành phần chủ yếu là dầu gốc khoáng.

Dầu tổng hợp: là loại dầu cao cấp nhất do thành phần tinh khiết và tính năng ưu việt, cụ thể là tính ổn định độ nhớt cao hơn, giúp bảo vệ động cơ tốt hơn.

Dầu bán tổng hợp: là sự kết hợp giữa dầu khoáng và dầu tổng hợp.

Dầu nhớt động cơ ôtô và xe máy có hai thông số quan trọng là cấp hiệu năng (còn gọi là phẩm cấp hoặc cấp chất lượng) API và cấp độ nhớt SAE.

API dùng để phân loại chất lượng của nhớt động cơ xăng và disel

Cấp chất lượng của nhớt động cơ xăng được ký hiệu là API SA, SB, SC… đến cấp mới nhất hiện nay là API SN. Chữ cái cuối dùng để phân biệt các cấp và được xếp theo bảng chữ cái, chữ cái càng đứng sau thì biểu thị cho phẩm cấp càng cao hơn. Ví dụ phẩm cấp API SN thì cao hơn SM ; SM cao hơn SL.

Nhớt động cơ diesel được phân thành các cấp API từ CA cho đến CD (API CA, API CB, API CC, API CD.

Dầu nhớt tốt còn có tác dụng giúp động cơ giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm thiểu khí xả độc hại.

dau-nhot

API SN hay API CJ-4 được đánh giá theo các chỉ tiêu như khả năng bảo vệ động cơ, chống cặn bám, chống mài mòn…tiết kiệm nhiên liệu.

Thói quen dùng nhớt đặc đặc như nhớt đơn cấp SAE 50 hoặc đa cấp SAE 20W-50 với quan niệm nhớt càng đặc thì càng tốt là không đúng. Công nghệ dầu nhớt đã phát triển, nhờ vào loại phụ gia nên dầu có độ nhớt thấp như SAE 40 ; 15W-40 hay 10W-30 vừa bôi trơn, bảo vệ tốt động nhưng có thêm các lợi ích khác như giảm tổn thất công suất, giảm tiêu hao nhiên liệu, giúp xe khởi động và vận hành.

Nhớt càng tốt thì cấp chất lượng càng cao như API SL ; SM hay SN cho động cơ xăng và API CH-4 hay CI-4 cho động cơ diesel.

Ngoài các tiêu chí kỹ thuật và ích lợi chính nêu trên thì xuất xứ cũng là một trong những yếu tố quan trọng vì kỹ thuật chưng cất, hàm lượng các thành phầm phụ gia rất quyết định đến chất lượng nhớt và tuổi thọ động cơ.