Kể từ khi xe điện nói chung và ô tô điện nói riêng phát triển, việc quan ngại nhất của người mua là thời gian sạc pin và khả năng tích lũy năng lượng của pin.

“Cuộc chiến ô tô điện và ô tô chạy nhiên liệu hóa thạch” sẽ chỉ hạ hồi khi mà hai vấn đề trên được giải quyết, nạp nhanh như đổ xăng và pin tích lũy được thêm năng lượng để đi được xa hơn.

Pin chúng ta sẽ đề cập trong bài khác và bài này sẽ tập trung vào đúng chủ đề “tốc độ sạc pin ô tô điện phụ thuộc vào thiết bị nào”.

Hiện nay, pin được sạc chủ yếu từ nhà và trạm sạc công cộng, sạc tại nhà (cấp độ 1) lấy từ nguồn AC (điện xoay chiều) và sạc siêu nhanh tại trạm công cộng bằng dòng điện một chiều DCFC.

toc-do-sac-pin-o-to-dien-phu-thuoc-thiet-bi-nao

Sạc nhanh bằng dòng điện một chiều (DCFC), còn được gọi là sạc cấp độ 3 hay gọi tắt là sạc nhanh DC, là cách sạc pin xe điện nhanh nhất hiện có trong thế giới, với công suất từ 50 kW đến 350 kW.

Sạc nhanh tại trạm, có các mức sạc DCFC khác nhau, ví dụ bộ sạc nhanh DC với công suất 150 kW bên cạnh bộ sạc siêu nhanh với công suất 350 kW.

Sạc cấp độ 1 sử dụng nguồn điện dân dụng tiêu chuẩn mà hầu hết các thiết bị điện tử hiện nay đang cắm. Có thể là điện xoay chiều AC 220V-240V hoặc AC 110V-120V.

Còn sạc cấp độ 2 sử dụng điện áp đầu vào AC 240V thông qua bộ sạc chuyên dụng, với công suất ở mức từ 11-12 kW. Bộ sạc cấp 2 cũng khá phổ biến, được tìm thấy tại các trạm sạc công cộng thuộc các điểm dừng nghỉ, hầm chung cư, tòa nhà văn phòng.

toc-do-sac-pin-o-to-dien-phu-thuoc-thiet-bi-nao