Ắc quy cùng với máy phát sẽ cung cấp nguồn điện cho ô tô. Ắc quy là một dạng nguồn điện hóa học, dùng để lưu trữ và cung cấp điện dưới dạng hóa năng và là nguồn năng lượng dự trữ cho mọi thiết bị điện, điện tử trên ô tô. Chính vì vậy ắc quy càng trở lên quan trọng.
Và để các chủ xe có thể chủ động việc kiểm tra, lựa chọn thay thế ắc quy nên zingxe tổng hợp các thông tin, thông số ký hiệu quy chuẩn ghi trên ắc quy.
Điện lượng là một thông số được tính bằng Ampe/giờ là dòng ắc quy có thể cung cấp liên tục trong vòng 20 giờ cho đến khi hiệu điện áp ắc quy hạ xuống dưới mức có thể sử dụng (10,5V đối với ắc quy 12V). Như vậy, một ắc quy có điện lượng ắc quy là 80Ah thì có thể phóng liên tục 4A trong vòng 20h.
Điện áp (Votltage) là hiệu điện áp chênh lệch giữa hai đầu cực của ắc quy. Điện áp ắc quy có thể là 12V hoặc 24V…
Dung lượng dự trữ RC (Reserve Capacity): Là dung lượng của ắc quy dự trữ để sử dụng cho các phụ tải điện khi hệ thống cung cấp điện có sự cố. RC được đo bằng phút khi ắc quy phóng dòng 25A ở 25 độ C trước khi điện áp xuống dưới mức quy định.
Dòng khởi động nguội CCA (Cold-cranking amperes): Chức năng chính của ắc quy là nguồn điện năng để khởi động động cơ trong quá trình khởi động. Vì vậy yêu cầu là khả năng phóng điện khỏe trong một thời gian ngắn. Đơn vị của CCA là Ampe. CCA được diễn giải là cường độ dòng mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây ở 0 độ F (-17,7 độ C) cho đến khi hiệu điện áp xuống dưới mức có thể sử dụng. Chẳng hạn một ắc quy (12 V) có CCA là 600, tức nó có thể cung cấp dòng điện 600 ampe trong vòng 30 giây tại -17,7 độ C trước khi điện áp hạ xuống 7,2 vôn (Votltage). CCA có ý nghĩa quan trọng đối với những xe ở vùng khí hậu hàn đới, nhiệt độ thường xuyên xuống dưới 0 độ C. Khi nhiệt độ xuống quá thấp, dầu động cơ và dầu hộp số trở nên đặc và khởi động xe vào buổi sáng sẽ rất khó khăn. Khi đó, ắc quy phải có CCA cao.
Ngoài CCA, còn có thông số khác đo dòng khởi động như CA (Cranking Amps) chỉ cường độ dòng điện mà ắc quy cung cấp trong vòng 30 giây tại nhiệt độ 32 độ F (0 độ C) trước khi điện áp xuống mức 7,2 V.
Công suất (W): Năng lượng dùng để khởi động động cơ cũng có thể được tính bằng Oắt (W). Công suất được xác định bằng cách nhân dòng sử dụng và điện áp ắc quy tại 0 độ F.
Ví dụ cụ thể: trên bình ghi 50B24LS (dùng cho Civic, CRV, Yaris, Vios,…) thì cách đọc như sau:
+ Số “50”: Dung lượng danh định của bình. Thông thường, ở chế độ phóng 20 giờ, dung lượng là 2,5 Ampe giờ, hay đọc là bình 2,5.
+ Chữ “B”: Chiều ngang bình, dạng B là 127 mm, chữ “D”: 172 mm, …
+ Số “24”: Chiều dài bình là 24 cm.
+ Chữ “L”: Left – Bình cọc trái, nếu cọc phải ghi là R – Right hoặc không ghi gì.
+ Chữ “S”: Nếu bình có 2 loại cọc thì nó là cọc to.
Ký hiệu MF hay SMF (maintenance free) thì đây là loại bình ắc quy không cần bảo dưỡng.
Một số lưu ý khác:
– Bình không cần bảo dưỡng (bình ắc quy khô) và Bình cần bảo dưỡng (bình nước): Phân biệt bằng các nút mở trên nắp bình.
– Bình cọc trái hoặc cọc phải: Áp chiều dài bình và quay phần 2 cọc hướng về bụng, nếu cọc âm bên trái thì đó là cọc L (trái); ngược lại, cọc dương bên trái thì đó là cọc R (Right).
– Bình cọc nổi hay cọc chìm: Bình có cọc chìm là bình có 2 cọc thụt thấp không cao hơn bề mặt tổng trên cùng.
– Bình cọc to hay cọc nhỏ: Cọc to có đường kính từ 14 – 15 mm, cọc nhỏ có đường kính 12 – 13 mm.
Để lại bình luận của bạn