Tôi có dự định mua ô tô từ lâu nhưng khi tích cóp được 400 triệu đồng mới quyết định tìm mua ô tô. Tôi đã trải nghiệm và muốn kể với các bạn về “hành trình” tìm được chiếc xe giờ tôi đang lái.

Đầu tiên, tôi nhờ hỏi những bạn bè và người quen để tìm showroom bán xe ô tô cũ uy tín.

Sau khi đến showroom thì được giới thiệu rất nhiều mẫu xe có tầm giá trên dưới 400 triệu đồng. Thực sự lúc đó tôi bắt đầu bối rối. Những mẫu xe trong tầm tiền của tôi có Mazda 2 sản xuất từ năm 2017-2019, Honda Jazz 2017-2019, Toyota Vios 2016 – 2018...

Xe nào cũng có ưu điểm và nhược điểm nhưng đúng là chưa có sự chuẩn bị kỹ nên tôi gần như mất phương hướng chọn xe.

Trước khi bán, hầu hết các chủ xe sẽ đầu tư ra một khoản để làm mới chiếc xe của họ. Một số người họ nhắm vào những người chưa có kinh nghiệm mua xe, họ làm vậy để che đi những vết xước hoặc thay những linh kiện để bán được giá cao hơn. Vì thế khi mua xe ô tô cũ cần được kiểm tra thật kỹ để mua xong không phải hối hận.

Sau đây là những trải nghiệm thực tế để những người có kinh phí thấp và chưa có kinh nghiệm mua xe như tôi có thể tìm được xe phù hợp và chất lượng:

1. Nguồn gốc của 1 chiếc xe “cũ”

Xe cũ khi qua tay các chủ cũ hay qua các đại lý cũ cần được kiểm tra kĩ lưỡng về nguồn gốc của xe. Mua xe cũ cần đầy đủ giấy tờ như giấy đăng ký xe, sổ bảo hiểm, giấy đăng kiểm của xe. Trong một số trường hợp xấu, có những bên lừa người mua trắng trợn bằng cách làm giả giấy tờ in ấn không tõ ràng.

Những giấy tờ thật thường được ký trực tiếp vào mực màu xanh. Giấy tờ giả sẽ được in hoặc scan nên thường có mực đen. Bạn cần lưu ý chúng trông ý chang như thật nên phải hết sức cẩn thận khi kiểm tra giấy tờ xe.

2. Kiểm tra nội thất trong xe

Đầu tiên, bạn phải kiểm tra xem nội thất còn “zin” hay đã được thay thế bằng một loại kiểu dáng và thiết kế khác. Các nút và phím chỉnh trên vô lăng, táp lô có bị bào mòn sau một thời gian sử dụng? Kiểm tra khung xương trước ở đầu xe bằng cách mở ca pô lên xem màu sắc có đều màu, dấu hàn điện có đều và tròn theo như nhà sản xuất.

Kiểm tra xe đã từng bị ngập nước, bởi bì nước không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống điện, làm bẩn nội thất và gây hư hỏng động cơ khi tràn vào buồng đốt xảy ra hiện tượng thuỷ kích cực kì nguy hiểm.

3. Kiểm tra ngoại thất ngoài xe

Khi mua xe cũ bạn phải kiểm tra thân vỏ xe có trầy xước, các phần láp ráp trên thân xe có khớp với nhau hay các ốc vít có lỏng trầy xước ít hay nhiều. Nếu như có vấn đề thì có thể chủ xe đã đi tân trang lại hay xe có va chạm. Tay nắm mở cửa trong hoặc ngoài nếu được sử dụng nhiều sẽ có hiện tượng mòn.

Kiểm tra đèn chiếu sáng trước, nếu còn nguyên bản kính đèn có thể sẽ mờ vì khi xe sử dụng lâu phải có hiện tượng này. Kính chắn gió khi sử dụng lâu dài cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường gây ra bị trầy xước do đất, cát bắn vào.

ve-ngoai-cua-xe

Có thể chủ xe thay kính chắn gió kém chất lượng sẽ không có lô gô cũng như kí hiệu của nhà sản xuất. Táp lô sau khi sử dụng lâu bị nắng chiếu vào làm lão hóa nhựa đổi màu. Kính xe sẽ cùng năm với năm sản xuất xe, nếu chủ xe thay kính sẽ không giống với năm xe được sản xuất.

Các khe hở, vùng tiếp giáp trên thân vỏ xe không đều đặn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, khi gặp những tình huống xấu thợ làm xe cũng khó có thể làm cho khít lại giống như vẻ ban đầu.

Khi xe bị ngập nước, kiểm tra gầm xe ô tô là nơi tập hợp rất nhiều chi tiết kim loại, một trong những nơi tiếp xúc trực tiếp với nước. Vì vậy, khi mua xe ô tô người mua nên kiểm tra dưới gầm xe để phát hiện những chi tiết bị gỉ sét, ố vàng hay dấu hiệu bị tháo lắp.

Quan sát gioăng nắp máy, ở chi tiết này nắp máy mới tinh hoặc keo silicon tràn ra ngoài nghĩa là động cơ đã có sự can thiệp từ bên ngoài. Thông thường một động cơ còn “zin” chưa từng mở máy, gioăng này sẽ khít và đường keo silicon thẳng.

4. Kiểm tra lốp (vỏ) bánh xe

Lốp xe có kí hiệu năm sản xuất và thương hiệu theo loại xe đó. Khi đứng đằng sau xe quan sát thấy bánh xe có dấu hiệu lệch chứng tỏ xe đã qua 1 va chạm mạnh hoặc là bị hỏng.

Xe cũ có thể được sử dụng nhiều nên lốp xe có thể mài mòn biến dạng. Như vậy, quan sát lốp có thể biết được xe đã được sử dụng trong bao lâu?

kiem-tra-lop-xe

5. Kiểm tra vô lăng, màn hình hiển thị số

Kiểm tra đồng hồ công tơ mét, đồng hồ vòng tua máy, kim xăng, kim nhiệt độ có hoạt động chính xác, đủ thông tin hay không.

Các nét số digital có còn đậm và liền nét. Đèn hiển thị trong đồng hồ còn sáng đều các vùng. Vô lăng bị lệch khi đổ thẳng hàng là dấu hiệu hư hỏng hệ thống lái.

Kiem-tra-vo-lang

6. Trải nghiệm lái thử xe

Khi khởi động, động cơ có còn êm hay có tiếng động lạ? Nếu có tiếng động lạ hay tiếng gõ thì phải kiểm tra rất kỹ động cơ hoặc các thiết bị trong lòng máy có bị sự cố gì không?

lai-thu

Trước khi lái, cần thử chân ga, chân phanh. Lái xe tăng tốc từ từ, thử phanh hoạt động hiệu quả mới chạy các chế độ để thử xe. Tôi mua xe hộp số tự động nên khi chạy thử thấy êm, không cà giật, không có tiếng kêu phát ra từ hộp số và gầm nên không có trải nghiệm hộp số bị hư và gầm bị hỏng.

Trên đây là những trải nghiệm của cá nhân tôi, sau khi qua những bước như kể, tôi đã mua được chiếc xe có 390 triệu đồng nhưng cực kỳ ưng ý.