Một sản phẩm ít nhất là tương đương, chưa nói đến hay hơn nhưng rẻ hơn 5% có đáng suy nghĩ? Theo thói quen tiêu dùng hay vì tính phổ thông thì cứ để đấy đã?

Cũng như thế nhưng lại rẻ hơn 10% thì có lăn tăn khi đặt bút ký séc hay xuống tiền?

Lấn cấn giữa số tiền ít hơn nhưng vẫn chưa vượt qua được ranh giới thói quen và giá trị phổ thông mà thói quen tạo ra?

Rẻ đến 15% thì suy nghĩ, tham vấn... và ở mức này, nếu thực dụng và tính về hiệu quả sử dụng thì sẽ quyết cái mới, cái hay hơn mà giá hợp lý.

20% là một con số lớn về tính hiệu quả. 20% có đáng giá để thay đổi thói quen? Tại sao mất 20% để mua một thứ chỉ vì thói quen, về tính phổ thông trong khi giá trị sử dụng chỉ ngang bằng hoặc ít hơn?

Châu Âu có hãng xe hơi nổi tiếng là Volkswagen và Nhật Bản có thương hiệu nổi tiếng là Suzuki.

volkswagen-tiguan

Đến châu Âu, tràn ngập trên đường là lô gô VW và nếu xe châu Á thì Suzuki cũng khá áp đảo.

Đến Nhật Bản, lô gô Suzuki cũng chiếm đa số, sang Mỹ thì những mẫu xe châu Á được cho là “thiết thực” lại là những chiếc Suzuki vô cùng hữu dụng và tiết kiệm.

Suzuki được thành lập ở Nhật Bản năm 1909 còn Volkswagen được thành lập ở Đức năm 1937

suzuki-Across

Tại sao người châu Âu và Trung Quốc lại chuộng Volkswagen đến thế? Bởi VW chính là hãng mẹ của các thương hiệu nổi tiếng như Bentley, Audi, Porsche, Lamborghini... và nếu các bạn xem động cơ và các linh kiện trên các dòng xe này đều gắn mác VW.

Suzuki thì hợp tác với Toyota và tràn ngập ở Ấn Độ.

Hai thương hiệu “đáng đồng tiền bát gạo” này còn đang lăn tăn? 15% của 500 triệu, 1 tỷ và hơn 2 tỷ thật sự rất lớn, có đáng để trả cho thói quen...