Dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng như đi đăng ký, đăng kiểm… thường được các đại lý ô tô gói gọn trong gói “xe lăn bánh” nếu chủ xe gật đầu thì chỉ việc xuống tiền và ung dung ngồi phòng máy lạnh chờ gọi bấm biển, lái xe về.

Nhiều chủ xe lại thích được trải nghiệm đi đăng ký kết hôn với “vợ hai, chồng hai” nên rất muốn tìm hiểu thủ tục để được chính mình tự “làm chuyện ấy”.

Thực ra, thủ tục đăng ký, đăng kiểm không phức tạp, mặc dù khá mất thời gian.

Khi đã thanh toán xong tiền mua xe, đại lý sẽ xuất hoá đơn bán xe và trả bộ hồ sơ gốc cho chủ xe (bao gồm cả bản cà số khung, số máy). Bộ hồ sơ gốc xe lắp ráp trong nước thì chỉ có phiếu kiểm tra chất lượng xe xuất xưởng (giấy màu hồng có giá trị như sổ đỏ nhà) và hoá đơn. Xe nhập khẩu ngoài hai chứng từ trên còn có tờ khai nhập khẩu và bản copy đóng dấu “sao y” của hãng hay nhà nhập khẩu (nếu chiếc xe đó nằm trong một lô xe nhập khẩu).

thu-tuc-dang-ky-o-to-moi

Sau khi có đủ các chứng từ trên, chủ xe có thể khai nộp thuế điện tử (online) hoặc đến nộp thuế trực tiếp ở cơ quan thuế địa phương, nơi chủ xe đăng ký hộ khẩu.

Sau khi nộp thuế xong, cơ quan thuế trả cho chủ xe hoá đơn nộp thuế và mã định danh (nếu nộp online thì khi nộp thuế thành công, mã định danh được gửi bằng tin nhắn về số điện thoại hoặc email đăng ký).

Bước tiếp theo là chủ xe cầm các giấy tờ xe, lái xe đến điểm đăng ký của phòng Cảnh sát Giao thông nộp hồ sơ và chờ đến lượt để bấm biển số.

Sau khi xe có biển số, chủ xe lái xe xuống trạm đăng kiểm gần nhất làm thủ tục đăng kiểm và dán tem lưu hành.

Đăng ký xe lần đầu, ngoài thuế trước bạ, phí biển số, phí đăng kiểm thì chủ xe còn phải mua bắt buộc bảo hiểm dân sự, phí đường bộ 12 tháng.