Động cơ ô tô là trái tim, là nguồn năng lượng để chiếc xe hoạt động vì vậy, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ dẫn đến giảm đi hiệu quả, công suất của ô tô.

Động cơ nói chung và ô tô nói riêng có nguyên lý chung. Động cơ 2 kỳ và 4 kỳ đều hoạt động với một chu trình hút – nén – nổ – xả nhưng động cơ 2 kỳ sinh công trong 2 hành trình của piston (lên và xuống) tức một vòng quay của trục khuỷu và động cơ 4 kỳ sinh công trong 4 hành trình của piston (2 lần piston lên xuống), tức là 2 vòng quay trục khuỷu mới hoàn thành một chu trình sinh công.

Động cơ cấu thành từ rất nhiều linh kiện, thiết bị và động cơ ngày nay còn được quản lý bằng máy tính, liên kết song song động cơ điện (Hybrid).

Ngoài các hao mòn trong quá trình hoạt động, động cơ có thể bị “ốm” với rất nhiều nguyên nhân nhưng tình trạng khật khừ, giật đùng đùng thì thường do bỏ máy, tức là 1,2 trong số 3-4-6-8-12 máy (xilanh) động cơ không hoạt động.

dong-co-oto

Nguyên nhân có thể do bugi hỏng, không tạo ra tia lửa điện. Có thể do dây cao áp (dây dẫn điện cao áp từ mô bin đến bugi), mô bin hỏng (động cơ dùng chung mô bin), nứt vỡ chia điện (dùng chung mô bin) và hỏng một hay nhiều mobin cho loại động cơ dùng mobin độc lập.

Bên cạnh đó, chế hòa khí trục trặc dẫn đến tỷ lệ hòa khí có thể giàu hay nghèo xăng. Bướm gió, bướm ga các động cơ sử dụng phun xăng điện tử bị lỗi, hỏng và do động cơ áp suất buồng đốt giảm, do hở gioăng mặt máy, do xéc măng mòn lọt hơi...