Theo lý thuyết thì dầu bôi trơn hãng nào cũng có thể lấy đổ vào động cơ nếu đã được các tổ chức đánh giá như Hiệp hội xe hơi Mỹ (SAE) và Châu Âu (ACEA) cấp chứng nhận, tương thích với các tiêu chuẩn bôi trơn của nhà sản xuất ô tô?

Tuy nhiên, cũng có một số sự khác biệt. Các hãng xăng dầu lớn họ không “sống chết” để đưa ra các sản phẩm siêu cao cấp bởi chúng sẽ rất kén người dùng do chi phí khá cao, làm tăng giá thành chiếc xe cũng như quá trình sử dụng sau này.

tieu-chuan-dau-may-SAE-va-ACEA

Dầu bôi trơn của các hãng xe thường sử dụng cho xe xuất xưởng là dòng sản phẩm tiêu chuẩn và mỗi năm có thể sử dụng một thương hiệu (hãng) chưng cất dầu OEM khác nhau chứ họ không trực tiếp sản xuất ra dầu, tương tự như phụ tùng, phụ kiện.

Và đó là lý do mà các hãng dầu có ý tưởng mới đầu tư vào các sản phẩm bôi trơn cao cấp, tuổi thọ cao. Đây thực sự là cánh cửa hẹp nhưng chính từ lý do này, họ đã sáng tạo ra các phẩm cấp dầu bôi trơn cùng chuẩn chung của các hãng xe nhưng lại khác biệt lớn về các thành phần phụ gia, là thành phần cốt yếu để động cơ được bôi trơn tốt hơn, làm mát nhanh hơn và đặc biệt là chịu được áp lực cao như các xe công suất lớn chạy tốc độ thấp khi đi trong đô thị.

tieu-chuan-dau-may-SAE-va-ACEA

Thế cho nên, không lạ gì khi bắt gặp vài hãng ô tô sử dụng thương hiệu dầu này, vài hãng ô tô sử dụng thương hiệu kia nhưng những sản phẩm cao cấp như cho xe công suất lớn, chạy tốc độ cao hay kéo dài tuổi thọ không có trong danh mục, sách hướng dẫn sử dụng dầu của nhà sản xuất ô tô?