“Không có gì hoàn hảo và vì thế, không có sản phẩm nào lại không thể xảy ra một lỗi rất nhỏ được”. Trong ngành cơ khí và khoa học công nghệ, không có tỳ vết là bất thường?
Biết là như thế nên người ta đã nghĩ ra các biện pháp, phương pháp và quy trình để có thể triệt tiêu hết các lỗi dù là nhỏ nhất và khả năng xảy bé nhất?
Thuật ngữ “double check, three check... cho đến ten check. Tức là kiểm tra hai lần, ba lần... và có thứ phải qua 10 khâu kiểm tra”.
Nhưng lỗi vẫn không được triệt tiêu như mong muốn.
Ô tô là một sản phẩm có tới hàng vạn chi tiết lắp ráp với nhau mà thành, hoạt động phức tạp và còn bị “chơi” bởi cả cảm xúc người dùng?
Từ khi chúng ta bắt đầu sử dụng những chiếc xe của Nhật, Thuỵ Điển, Đức, Mỹ... thì mới biết đến recall - triệu hồi và hoảng khi nếu giải nghĩa thành “thu hồi”. Giải nghĩa này đã gây ra nhiều tranh cãi và thậm chí, có người mua xe khi có lỗi nào đó đòi... trả lại xe?
Không biết xuất xứ “recall” có từ khi nào nhưng dù thế nào thì nó cũng thể hiện một hành động rất cụ thể, trách nhiệm của nhà sản xuất, bán hàng. Nếu loại đi yếu tố trách nhiệm, pháp luật thì hành vi tự nguyện như thế rất nhân văn, văn hoá.
Nếu tìm hiểu các tài liệu nói về các vụ “triệu hồi - recall” của các hãng ô tô về sửa chữa các lỗi thì hầu như đều do các nhà sản xuất chủ động khi nhận thấy có nguy cơ nào đó trên sản phẩm của mình. Có khi chỉ là thêm một miếng cách nhiệt vì thấy khoảng cách đường ống xả gần sàn gầm xe khi đi vào địa hình tạo ra dao động lớn hoặc một bộ phận cần thêm một cái long đen. Cũng có trường hợp phát hiện ra khi có phản ánh từ người dùng, từ sự cố cụ thể nhưng rất ít.
Theo quy trình sản xuất, nếu nhà sản xuất đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe thì bất cứ sản phẩm nào đưa ra thị trường đều phải vượt qua các bước kiểm tra của doanh nghiệp, trung tâm kiểm định độc lập hay của nhà nước.
Trong dân sự, ô tô chỉ kém máy bay vài phần trong kiểm định vì được xếp vào nhóm an toàn mức II.
Xe hơi quy trình kiểm tra rất nghiêm ngặt như phải chạy thử qua mỗi địa hình bao nhiêu km? Môi trường, khí hậu... Các tình huống giả định được thu thập trên thực tế từ người dùng, sự cố đã xảy ra rồi mô phỏng như thực tế trên các thiết bị thử nghiệm trong các trung tâm kiểm định hàng đầu thế giới.
Một sản phẩm muốn “sống” tự nhiên thì nó phải “tự nhiên” hoạt động trong môi trường thực và thực tế, nó không hoàn hảo nhưng các nhà sáng chế, sản xuất đồng thời cũng là nhà thương mại nên chắc chắn họ sẽ không nhắm mắt làm ngơ chì vì những cái lợi trước mắt. Recall là “triệu hồi” chứ không phải “thu hồi” và người dùng, chúng ta nếu thấu hiểu cho nhà sản xuất thì “recall” là tiếng động rất cảm xúc để cho nhà sản xuất thêm thấy trách nhiệm, sáng tạo không ngừng và người dùng làm “vua” nhưng thi thoảng có đi vi hành...
Nhiều trường hợp còn do lắp đặt thêm các thiết bị vào xe vô tình gây ra sự cố.
Để lại bình luận của bạn