Trong giai đoạn khủng hoảng kinh doanh, doanh số bán sụt giảm thê thảm như được cho là chưa từng xảy ra ở thị trường Việt Nam.

Trước tình thế đó, mỗi hãng xe lại có những giải pháp khác nhau để tháo ngòi quả “bom nổ chậm” tồn xe quá mức cầu trong thời gian dài.

Toyota là một thương hiệu có doanh số luôn ở top đầu thị trường, nhưng thường là số 1. Kể từ khi vào Việt Nam từ năm 1995, đây cũng là lần đầu tiên họ không thể kiểm soát được vấn đề.

Cuối năm 2022, khi mà tình trạng tài chính bị thắt chặt, nguồn tiền mua xe gần như bị đóng băng. Các hồ sơ vay mua xe đủ điều kiện vẫn phải chờ hàng tháng mới được giải ngân và những cá nhân có nợ nhóm 1, dù đã tất toán cũng khó tiếp cận được tín dụng.

Tình trạng xe tồn thực ở các đại lý rất lớn (chính sách Toyota không tác động gây ra xuất ảo) trong khi các đơn hàng theo kế hoạch (xe sản xuất đặt trước 2 tháng và xe nhập khẩu là 4 tháng) đã được sản xuất và nhập khẩu. Việc tồn quá mức ở các đại lý (thông thường là 1 tháng bán hàng) đã vượt quá hơn 2 tháng bán hàng. Nếu các đại lý tiếp tục nhận đơn hàng như kế hoạch thì sẽ không thể chịu đựng được và có thể gây ra “vỡ thị trường” và điều này có thể ảnh hưởng đến thương hiệu lâu dài trong tương lai.

Toyota đã đưa ra quyết định là hỗ trợ các đại lý bằng giải pháp, không tiếp tục phải trả tiền nhận xe cho các đơn hàng đã đến kỳ hạn và tìm các biện pháp để hỗ trợ, giải phóng tồn kho, đặc biệt các đại lý mới hoạt động, các đại lý nhỏ. Mặc dù, xuyên suốt chính sách của Toyota rất minh bạch, chính sách bán hàng bình đẳng với tất cả các mô hình đại lý và hơn nữa, họ còn có những chính sách để hỗ trợ các đại lý mới, đại lý nhỏ. Theo quan điểm của họ, các đại lý đều là một phần tạo nên thương hiệu, niềm tin của người tiêu dung và là những góp lên sự bền vững, phát triển của hãng nên việc họ ứng xử với các đại lý không có sự phân biệt và tôn trọng.

Toyota đã “gỡ” quả bom nổ chậm một cách thận trọng, tính toán cẩn trọng nên mặc dù thị trường biến động đột ngột, bất khả kháng họ vẫn không bị tình trạng “nội bộ” xô đẩy nhau vì tất cả đều được cấp “áo giáp” và “lương khô” như nhau. Việc ứng phó rất kịp thời, có hệ thống nên chỉ trong một năm tình hình đã đi vào ổn định và Toyota đã điều chỉnh các hoạt động về đặt hàng, sản xuất và chính sách hỗ trợ thực tế nên mặc dù đầu năm 2024 vẫn đầy những khó khăn nhưng các đại lý của họ đã sang trạng thái “thở bình thường” chứ không còn trong tình cảnh phải tiếp thêm ôxy nữa.