Câu chuyện này cho thấy, tính “huyết thống” của một sản phẩm sáng tạo từ chính huyết thống của người tạo ra nó? Nếu không có huyết thống này thì không thể tạo ra các thế hệ F1, F2...Fn được.

Tính huyết thống trong con người qua bộ gen nhưng tính huyết thống của xe ô tô là qua truyền thống và thương hiệu?

Một chiếc ô tô không thuộc dạng “thuần chủng” về các “nhiễm sắc thể” bởi có hàng trăm linh kiện, thiết bị được các nhà sản xuất khác nhau gia công nhưng khi lắp ráp vào nhau thì lại là một “cơ thể” xe duy nhất.

Cho nên để tạo lên một chiếc xe ô tô thì có thể sử dụng được từ bên ngoài từ thiết kế, linh kiện, thiết bị, công nghệ... nhưng thiếu ý tưởng và truyền thống, ADN thương hiệu thì khó mà có được sản phẩm “đi vào sử sách được?”.

Ngay từ đầu thế kỷ 20, việc các thương hiệu bị đổi chủ đã là “chuyện thường ngày ở huyện” và trong ngành ô tô, một trong những lĩnh vực thích ứng nhanh nhất với câu chuyện này. Các thương hiệu sau một thời gian, do thiếu tài nguyên hay tài chính sát nhập vào những thương hiệu lớn hay chuyển nhượng cho một nhà đầu tư tài chính. Và dù họ có bị mua, hay sát nhập vào đâu đó thì người mua vẫn giữ nguyên Tên và Họ của hãng xe đó? Như Lincoln, hãng ô tô Ford mua từ đầu thế kỷ 20 và đến nay, tận thế kỷ 21 rồi nhưng Lincoln vẫn là một thương hiệu mà nếu không tìm hiểu thì không thể biết Ford đã sở hữu.

Các thương hiệu xe trên thế giới có xu thế liên minh, sát nhập và đến nay có nhiều thương hiệu xe được bán cho ông chủ mới nhưng không có ai đổi Tên và Họ theo mình cả.

Ông chủ mới hay hãng sở hữu họ thấy tiềm năng từ quá khứ, huyết thống của hãng xe và khả năng “đẻ trứng vàng” để đổ tiền vào đầu tư, cho ra những sản phẩm từ nguồn gen không thể thay thế được?

Đó là lý do, tại sao nhiều hãng xe ô tô Trung Quốc... đầu tư rất nhiều tiền, công sức, thuê đủ các “cao thủ” từ thiết kế, mua toàn thiết bị, linh kiện của những hãng nổi tiếng nhưng vẫn chưa tạo ra được một bản gen mới như các hãng BMW, Bentley... Và tại sao Volvo đổi chủ lại rất thành công, người chủ mới là tập đoàn cổ phần Cát Lợi Chiết Giang (Zhejiang Geely) nhưng “tông vẫn là Thụy Điển” đấy chứ? Có ai gọi là hãng xe Trung Quốc đâu nhỉ?

volvo